Khoáng chất và Vitamin Tritamin B: Hướng dẫn sử dụng, tác dụng, liều dùng & giá bán

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B là gì? | Thành phần | Dạng thuốc & Hàm lượng | Tác dụng | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều lượng & Cách dùng | Quá liều | Thận trọng | Tác dụng phụ | Tương tác thuốc | Dược lý | Dược động học | Bảo quản | Giá bán & Nơi bán | Đánh giá & Reviews

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B là gì?

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B là Khoáng chất và Vitamin nhóm Khoáng chất và Vitamin có thành phần Thiamine mononitrate, Pyridoxine hydrochloride, Cyanocobalamin. Khoáng chất và Vitamin sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco lưu hành ở Việt Nam và được đăng ký với SĐK VD-3560-07.

- Tên dược phẩm:

- Phân loại: Khoáng chất và Vitamin

- Số đăng ký: VD-3560-07

- Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin

- Doanh nghiệp sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Thành phần

  • Thiamine mononitrate, Pyridoxine hydrochloride, Cyanocobalamin

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B có chứa thành phần chính là Thiamine mononitrate, Pyridoxine hydrochloride, Cyanocobalamin các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

Xem thêm thuốc có thành phần Thiamine mononitrate, Pyridoxine hydrochloride, cyanocobalamin

Dạng thuốc và hàm lượng

- Dạng bào chế: Viên nang mềm

- Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

- Hàm lượng:

Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm.

Tác dụng

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B có tác dụng gì?

Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Lượng thiamin ăn vào hàng ngày cần 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Ðiều này có ý nghĩa thực tiễn trong nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch và ở người bệnh có nguồn năng lượng calo lấy chủ yếu từ dextrose (glucose). Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha - cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin. Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff. Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim được biểu hiện bằng những thay đổi ÐTÐ (chủ yếu sóng R thấp, sóng T đảo ngược và kéo dài đoạn Q - T) và bằng suy tim có cung lượng tim cao. Sự suy tim như vậy được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất. Thiếu hụt thiamin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này. Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ: Tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Do giảm hấp thu: Ỉa chảy kéo dài, người cao tuổi. Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo.

Xem thêm các thuốc khác có tác dụng Bổ sung khoáng chất và Vitamin

Tác dụng, công dụng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B trong trường hợp khác

Mỗi loại dược phẩm sản xuất đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Chính gì vậy chỉ sử dụng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B để điều trị các bênh lý hay tình trạng được quy định trong hướng dẫn sử dụng. Mặc dù Khoáng chất và Vitamin Tritamin B có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng Khoáng chất và Vitamin này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định

Đối tượng sử dụng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B (dùng trong trường hợp nào)

Các trường hợp thiếu Vitamin nhóm B, đau đầu, trẻ em suy nhược chậm lớn.Dự phòng và điều trị trong trường hợp thiếu các vitamin hướng thần kinh.Điều trị trong trường hợp bất ổn về hệ thần kinh như đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh mắt, viêm dây thần kinh do tiểu đường và do rượu, viêm đa dây thần kinh, dị cảm, hội chứng vai cánh tay, suy nhược thần kinh, đau thần kinh tọa và co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương.Bệnh zona.Dự phòng và điều trị chứng buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai.Thiếu máu do thiếu vitamin B6 và vitamin B12.Đau nửa đầu hay những rối loạn tuần hoàn khác.Hồi phục và duy trì sức khỏe sau khi bệnh, trong thời gian làm việc quá sức hay đối với những người già.Dược lựcThuốc là sự kết hợp ở liều cao của những vitamin hướng thần kinh. Thuốc được chọn lựa để duy trì khả năng chịu đựng của cơ thể trong suốt thời gian bệnh và làm việc quá sức về thể chất lẫn tinh thần.Thiamin mononitrat (Vitamin B1) cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat. Thiamin kết hợp với adenosin triphosphat (ATP) trong gan, thận và bạch cầu tạo thành thiamin diphosphat (thiamin pyrophosphat). Thiamin diphosphat là một coenzym trong chuyển hóa carbohydrat (khử carboxyl của acid pyruvic và acid alpha-ketoglutaric) và trong phản ứng trao đổi keto. Thiamin diphosphat cũng chính là coenzym trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Khi thiếu hụt thiamin pyrophosphat, acid pyruvic không thể chuyển thành acetyl-CoA và do đó không thể tham gia vào chu trình oxy hóa hiếu khí (chu trình Krebs), dẫn đến tích tụ acid pyruvic và chuyển thành acid lactic. Thiếu hụt thiamin gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6) được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, những chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu.Cyanocobalamin (Vitamin B12) cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleoprotein và myelin, tái tạo tế bào, tăng trưởng và duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường. Vitamin B12 có thể chuyển hóa thành coenzym B12 trong mô, những chất này cần thiết cho việc chuyển hóa methylmalonat thành succinat và tổng hợp methionin từ homocystein. Khi không có coenzym B12, tetrahydrofolat không thể tái sinh từ dạng dự trữ không hoạt tính là 5-methyl tetrhydrofolat, dẫn đến thiếu hụt folat. Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, tổn thương hệ tiêu hóa và hệ thần kinh là tiền đề dẫn đến bất hoạt trong việc tạo myelin và tiếp theo là thoái hóa dần sợi trục thần kinh và đầu dây thần kinh.Dược động họcThiamin hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc phân bố trong hầu hết các mô của cơ thể, và hiện diện trong sữa mẹ. Trong tế bào, thiamin hiện diện dưới dạng diphosphat. Thiamin không tích lũy trong cơ thể, lượng thừa thiamin được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng nguyên thủy hoặc dưới dạng chất chuyển hóa.Pyridoxin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và biến đổi thành pyridoxal phosphat có hoạt tính. Những chất này tích trữ trong gan, tại đây, chúng được oxy hóa tạo thành 4-pyridoxic acid và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác và đào thải qua nước tiểu. Khi tăng liều dùng, lượng thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi.Cyanocobalamin gắn kết hầu hết với các protein huyết tương chuyên biệt được gọi là các transcobalamin; transcobalamin (II) tham gia vào quá trình vận chuyển nhanh các cobalamin đến các mô. Cyanocobalamin tích trữ trong gan, thải trừ qua mật và trải qua chu trình gan ruột; một phần được thải trừ qua nước tiểu, hầu hết trong 8 giờ đầu. Cyanocobalamin qua được nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.

Chống chỉ định

Đối tượng không được dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Quá mẫn với vitamin B1, vitamin B6 và các thành phần khác của thuốc. Có tiền sử dị ứng với các cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan). U ác tính: do vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm khối u tiến triển. Người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema).

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B.

Liều lượng dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Khuyến nghị:- Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.- Trẻ em: 1 viên x 1 lần/ngày.Hoặc dùng theo hướng dẫn của Bác sĩ.Quá liềuBệnh nhân dùng vitamin B6 liều cao 2 - 7 g/ngày (hoặc trên 0,2 g/ngày trong hơn hai tháng) làm tiến triển bệnh thần kinh giác quan với các triệu chứng mất điều hòa và tê cóng chân tay. Các triệu chứng này sẽ hồi phục sau khi ngưng sử dụng thuốc sau 6 tháng.

Liều dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B cho người lớn

Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Liều dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B cho cho trẻ em

Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.

Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Thận trọng, cảnh báo và lưu ý

Lưu ý trước khi dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc cho trẻ em chưa được đánh giá. Không dùng vitamin B12 cho bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu vitamin B12 mà không được chẩn đoán trước. Thai kỳ Không dùng chế phẩm này cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh. Lúc nuôi con bú Vitamin B6 có thể ức chế sự tiết sữa do ngăn chặn tác động của prolactin.

Lưu ý dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B trong thời kỳ mang thai

Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.

Xem danh sách thuốc cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Lưu ý dùng thuốc Khoáng chất và Vitamin Tritamin B trong thời kỳ cho con bú

Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Xem danh sách thuốc cần lưu ý trong thời kỳ cho con bú

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Vitamin B1: Đôi khi xảy ra phản ứng quá mẫn và một số tác dụng phụ khác như cảm giác ấm áp, cảm giác kim châm, ngứa, đau, nổi mày đay, yếu sức, đổ mồ hôi, nôn, mất ngủ, nghẹn cổ họng, phù mạch, suy hô hấp, chứng xanh tím, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, giãn mạch và hạ huyết áp thoáng qua, trụy mạch và tử vong. Vitamin B6: Dùng liều cao vitamin B6 trong thời gian dài có thể làm tiến triển nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi. Vitamin B12: Hiếm gặp các tác dụng ngoại ý như phản vệ, sốt, phản ứng dạng trứng cá, nổi mày đay, ngứa, đỏ da.

Các tác dụng phụ khác của Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Khoáng chất và Vitamin Tritamin B. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Khoáng chất và Vitamin Tritamin B không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác Khoáng chất và Vitamin Tritamin B với thuốc khác

Vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ. Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế men dopa decarboxylase. Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh. Một số thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicillamin và các thuốc tránh thai đường uống. Vitamin B12: sự hấp thu qua đường tiêu hóa có thể giảm do neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc đối kháng histamin H2 và colchicin. Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể giảm khi dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống. Dùng cloramphenicol đường ngoài ruột có thể làm giảm hiệu quả của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.

Tương tác Khoáng chất và Vitamin Tritamin B với thực phẩm, đồ uống

Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Thiamin là loại vitamin thuộc nhóm B, thường hay có tên là vitamin B1.

Dược động học

Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế. Sau khi tiêm bắp, thiamin cũng được hấp thu nhanh, phân bố vào đa số các mô và sữa. Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, và đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy thiamin thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn.

Độ ổn định và bảo quản thuốc

Nên bảo quản Khoáng chất và Vitamin Tritamin B như thế nào

Chống nóng và ánh sáng trực tiếp. Ðể ở nhiệt độ trong phòng, nơi khô mát.

Lưu ý khác về bảo quản Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Lưu ý không để Khoáng chất và Vitamin Tritamin B ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.

Giá bán và nơi bán

Khoáng chất và Vitamin Tritamin B giá bao nhiêu?

Giá bán Khoáng chất và Vitamin Tritamin B sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Khoáng chất và Vitamin Tritamin B.

Tham khảo giá Khoáng chất và Vitamin Tritamin B do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố:

  • Giá công bố: 1200 đồng/Viên
  • Giá trúng thầu: đồng/Viên

Nơi bán Khoáng chất và Vitamin Tritamin B

Mua Khoáng chất và Vitamin Tritamin B ở đâu? Nếu bạn có giấy phép sử dụng thuốc hiện tại có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Khoáng chất và Vitamin Tritamin B. Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng...Để mua trực tiếp hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Khoáng chất và Vitamin Tritamin B là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Khoáng chất và Vitamin Tritamin B. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính tham khảo. Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Xem thêm: Tác dụng thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *