Thuốc Budenoside: Hướng dẫn sử dụng, tác dụng, liều dùng & giá bán

Thông tin chung | Thành phần | Dạng thuốc & Hàm lượng | Tác dụng | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều lượng & Cách dùng | Quá liều | Thận trọng | Tác dụng phụ | Tương tác thuốc | Dược lý | Dược động học | Bảo quản | Giá bán & Nơi bán | Đánh giá & Reviews

Thuốc Budenoside là thuốc gì?

Thuốc Budenoside là thuốc gốc có thành phần chính chứa Budenoside. Thuốc thuộc nhóm Thuốc tác dụng trên đường hô hấp chứa hoạt chất chính Budenoside

Thành phần

  • Budenoside

Thuốc Budenoside có chứa thành phần chính là Budenoside , các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch phun khí dung

Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm.

Tác dụng

Thuốc Budenoside có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc Budenoside được quy định ở mục tác dụng, công dụng Budenoside trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Cơ chế tác động chính xác của glucocorticosteroid trong điều trị hen chưa được hiểu hoàn toàn. Các tác động kháng viêm như ức chế sự phóng thích các chất trung gian gây viêm và ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian cytokin là quan trọng. Hoạt tính của budesonide được đo bằng ái lực của nó đối với các thụ thể glucocorticosteroid cao hơn khoảng 15 lần so với hoạt tính của prednisolone. Budesonide có hoạt tính kháng viêm biểu hiện bằng sự giảm tắc nghẽn phế quản trong phản ứng dị ứng sớm cũng như trong phản ứng dị ứng chậm. Ở những bệnh nhân tăng nhạy cảm, Budesonide cũng làm giảm phản ứng của histamine và methacholine trong đường hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy càng sớm điều trị bằng budesonide ngay sau khi khởi phát cơn hen thì chức năng phổi càng tốt hơn. Ở các liều Budenoside được khuyến cáo không gây bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào trên lâm sàng về nồng độ cortisol trong huyết tương hoặc đáp ứng với sự kích thích với ACTH. Tuy nhiên, tình trạng ức chế phụ thuộc liều cortisol trong huyết tương và trong nước tiểu đã được ghi nhận ở những người tình nguyện khỏe mạnh sau khi dùng một thời gian ngắn. Ở trẻ em trên 3 tuổi, không có tác động toàn thân nào được phát hiện với liều lên đến 400mcg/ngày. Trong khoảng liều 400-800mcg/ngày, các dấu hiệu về sinh hoá của tác động toàn thân có thể xảy ra. Với liều hàng ngày vượt quá 800mcg, các dấu hiệu như vậy là thường gặp. Bản thân bệnh hen cũng như các corticosteroid dạng hít có thể làm chậm sự phát triển. Tuy nhiên các nghiên cứu ở trẻ em và trẻ vị thành niên được điều trị bằng budesonide trong một thời gian dài (đến 11 năm) cho thấy bệnh nhân cũng đạt được chiều cao mong đợi ở tuổi trưởng thành. Ðiều trị bằng budesonide dạng hít cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cơn hen do gắng sức.

Tác dụng, công dụng thuốc Budenoside trong trường hợp khác

Mỗi loại thuốc sản xuất đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Chính gì vậy chỉ sử dụng thuốc Budenoside để điều trị các bênh lý được quy định trong hướng dẫn sử dụng. Mặc dù thuốc Budenoside có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định

Thông tin chỉ định thuốc Budenoside:

Hen phế quản. Budenoside phun mù được đẩy bởi khí freon và chỉ nên được kê toa cho các bệnh nhân không được điều trị tốt bằng các thuốc dạng hít khác.

Chống chỉ định

Thông tin chống chỉ định thuốc Budenoside:

Mẫn cảm với budesonide hoặc bất cứ thành phần khác của thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng thuốc Budenoside

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng thuốc khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Budenoside ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Budenoside.

Liều lượng dùng Budenoside

Liều lượng của Budenoside nên tùy theo từng cá nhân. Khi bắt đầu liệu pháp corticosteroid dạng hít, để điều trị trong giai đoạn hen nặng hoặc khi giảm hoặc ngưng sử dụng corticosteroid dạng uống thì liều lượng nên là: Trẻ em từ 2-7 tuổi: 200-400mcg/ngày, chia 2-4 lần. Trẻ em từ 7 tuổi trở lên: 200-800mcg/ngày, chia 2-4 lần. Người lớn: 200-1600mcg/ngày, chia 2-4 lần. Ðối với điều trị duy trì, liều dùng 2lần/ngày, sáng và tối, thường là đủ. Liều duy trì nên giảm đến mức thấp nhất cho phép. Sau một liều đơn, thuốc có tác động sau vài giờ, hiệu quả trị liệu đầy đủ chỉ đạt được sau một vài tuần điều trị. Ðiều trị bằng Budenoside là liệu pháp dự phòng mà chưa có tác động xác định trên bệnh lý cấp tính. Ở những bệnh nhân cần đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, nói chung nên chỉ định tăng liều Budenoside hơn là dùng kết hợp corticosteroid đường uống vì nguy cơ tác dụng phụ toàn thân của thuốc thấp hơn. Bệnh nhân lệ thuộc steroid đường uống: Nên bắt đầu chuyển từ steroid đường uống sang Budenoside khi bệnh nhân đã ở trong tình trạng tương đối ổn định. Liều cao Budenoside được cho kết hợp với steroid uống đã sử dụng trước đó trong vòng 10 ngày. Sau đó liều uống nên được giảm từ từ, ví dụ 2,5 mg prednisolone hoặc thuốc tương đương cho mỗi tháng cho đến liều thấp nhất có hiệu quả. Steroid đường uống thường có thể được ngưng hoàn toàn. Kiểm soát điều trị Kỹ thuật hít không đúng bằng bơm xịt phun mù rất thường gặp. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra kỹ thuật hít của bệnh nhân. Chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị cho các bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận. Vì budesonide bài tiết chủ yếu qua sự chuyển hoá ở gan nên nồng độ thuốc sẽ tăng ở những bệnh nhân bị xơ gan nặng. Hướng dẫn sử dụng đúng Budenoside pMDI (bình xịt phun mù định liều) Khi khởi động bình xịt phun mù định liều Budenoside, hỗn dịch thuốc được đẩy ra ngoài bình chứa thuốc ở tốc độ cao. Khi bệnh nhân hít vào qua đầu ngậm cùng lúc với động tác xịt một liều thuốc, thuốc sẽ theo không khí đi vào đường hô hấp. Lưu ý: điều quan trọng là hướng dẫn cho bệnh nhân: - đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong phần: "Hướng dẫn sử dụng Budenoside bình xịt phun mù định liều". - Lắc kỹ bình xịt để trộn lẫn hoàn toàn các thành phần trong bình xịt với nhau. - Hít vào thật chậm và sâu qua đầu ngậm và nhấn bình xuống để xịt ra một liều thuốc trong lúc tiếp tục hít vào. - Súc miệng bằng nước sau khi hít để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm ở hầu họng. Ðối với trẻ em và trẻ nhỏ và những bệnh nhân không có khả năng phối hợp đồng thời động tác phóng thích liều và hít, nên sử dụng dụng cụ trợ hít gồm một buồng đệm spacer cùng với đầu ngậm. Liều thuốc lưu lại trong buồng đệm và bệnh nhân hít qua đầu ngậm. Ðối với trẻ nhỏ nên sử dụng mặt nạ. Hướng dẫn sử dụng Budenoside bơm xịt phun mù định liều: 1. Tháo nắp bảo vệ. 2. Lắc kỹ để trộn đều thuốc trong bình xịt. 3. Ngậm kín môi quanh đầu ngậm. 4. Thở ra nhẹ qua đầu ngậm. 5. Hít vào và xịt liều thuốc. Sau khi bắt đầu hít vào bằng miệng thật chậm và sâu, nhấn bình xịt để phóng thích một liều thuốc và tiếp tục hít vào. 6. Nín thở càng lâu càng tốt, tốt nhất trong 10 giây, và sau đó thở ra. Nếu cần dùng thêm liều, lắc bình xịt lần nữa và lặp lại các bước từ 2-6. 7. Súc miệng bằng nước sau mỗi lần dùng. Có thể kiểm tra xem còn bao nhiêu thuốc trong bình xịt bằng cách thả nó vào trong bát nước. Lưu ý: Ðiều quan trọng là phải xịt liều thuốc cùng lúc bạn hít vào. Ðiều này phép lượng thuốc có thể xâm nhập sâu vào phổi càng nhiều càng tốt. Có thể kiểm tra qua gương để xem chất phun mù, trông giống như sương mù, có thoát qua miệng và bình xịt hay không. Vệ sinh: Rửa phần nhựa thường xuyên (hàng tuần). Tháo bình xịt ra. Rửa phần nhựa trong nước ấm không quá nóng, với chất tẩy nhẹ nếu cần. Ðể phần nhựa khô hoàn toàn và lắp bình xịt vào. Thuốc được nén dưới áp suất: Không đâm thủng hoặc vứt bình xịt vào lò thiêu. Sử dụng hay bảo quản gần lửa hoặc đun ở nhiệt độ trên 40?C có thể làm cháy bình xịt.

Quy định chung về liều dùng thuốc Budenoside

Nên nhớ rằng có rất nhiều yếu tố để quy định về liều lượng dùng thuốc. Thông thường sẽ phụ thuộc vào tình trạng, dạng thuốc và đối tượng sử dụng. Hãy luôn tuân thủ liều dùng được quy định trên tờ hướng dẫn sử dụng và theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Liều dùng thuốc Budenoside cho người lớn

Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Liều dùng thuốc Budenoside cho cho trẻ em

Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.

Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Thận trọng, cảnh báo và lưu ý

Lưu ý trước khi dùng thuốc Budenoside

Ðể giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm Candida ở miệng và họng, bệnh nhân nên được hướng dẫn phải súc miệng với nước sau mỗi lần dùng. Nên tránh dùng đồng thời với ketoconazole và với các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác. Nếu không thể tránh được thì nên dùng các thuốc cách xa nhau càng lâu càng tốt. Thận trọng khi điều trị cho các bệnh nhân chuyển từ corticosteroid toàn thân sang Budenoside và trong các trường hợp nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến yên-vỏ thượng thận. Ở những bệnh nhân này nên thận trọng giảm liều steroid toàn thân và nên kiểm tra chức năng trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận. Bệnh nhân cũng cần dùng thêm steroid toàn thân trong các giai đoạn stress như phẫu thuật, chấn thương, v.v. Trong khi chuyển từ liệu pháp steroid toàn thân sang Budenoside, bệnh nhân có thể sẽ thấy xuất hiện lại các triệu chứng có thể đã có trước đây như đau cơ và khớp. Trong những trường hợp này thỉnh thoảng việc tăng tạm thời liều steroid đường uống có thể là cần thiết. Trong các trường hợp hiếm gặp, nếu xảy ra các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng tương tự thì nên nghĩ đến là do tác dụng của steroid không đủ. Việc thay thế điều trị steroid toàn thân bằng Budenoside thỉnh thoảng cũng xuất hiện dị ứng, ví dụ như viêm mũi và chàm, các triệu chứng này trước kia được kiểm soát bằng việc điều trị steroid toàn thân. Nên thường xuyên theo dõi sự phát triển ở trẻ em và trẻ vị thành niên điều trị lâu dài bằng corticosteroid bất kể bằng đường dùng nào. Lợi ích của việc điều trị bằng corticosteroid phải được cân nhắc với nguy cơ ức chế sự phát triển. Bệnh nhân phải được dặn dò nên liên hệ với bác sỹ nếu hiệu quả điều trị giảm, không nên tiếp tục duy trì mà phải chuyển sang các liệu pháp khác. Nếu hiệu quả điều trị giảm đột ngột thì phải bổ sung một đợt điều trị ngắn bằng steroid đường uống. Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Budenoside không ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai: Dữ liệu trên khoảng 200 phụ nữ có thai không cho thấy bất kỳ sự tăng nguy cơ bất thường khi điều trị bằng budesonide. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy glucocorticosteroid có thể gây bất thường, nhưng điều này không liên quan đến người khi dùng các liều được khuyến cáo. Trong suốt thai kỳ phải dùng budesonide ở liều thấp nhất có hiệu quả trong khi cân nhắc nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng hen. Lúc nuôi con bú: Người ta vẫn chưa biết budesonide có qua sữa mẹ hay không.

Lưu ý dùng thuốc Budenoside trong thời kỳ mang thai

Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.

Lưu ý dùng thuốc Budenoside trong thời kỳ cho con bú

Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của thuốc Budenoside

Ðến 10% bệnh nhân được điều trị có biểu hiện tác dụng phụ tại chỗ. Thường gặp (> 1/100): Ðường hô hấp: nhiễm nấm candida ở hầu-họng, kích thích nhẹ ở họng, ho và khàn giọng. Hiếm gặp (< 1/1000): Toàn thân: phù mạch. Da: mề đay, ban, viêm da. Ðường hô hấp: co thắt phế quản. Các trường hợp đặc biệt như bồn chồn, lo lắng, trầm cảm và rối loạn hành vi cũng được ghi nhận. Do có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida ở hầu-họng, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước sau mỗi lần dùng. Trong một số hiếm trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của tác động glucocorticoid toàn thân có thể xảy ra, kể cả giảm chức năng thượng thận. Một số hiếm trường hợp thâm tím cũng đã xảy ra.

Các tác dụng phụ khác

Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Budenoside. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Budenoside không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác thuốc Budenoside với thuốc khác

Thuốc Budenoside có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng với các thuốc điều trị hen khác được ghi nhận. Ketoconazole 200mg ngày 1 lần làm tăng nồng độ trong huyết tương của budesonide dạng uống (3mg liều duy nhất) trung bình gấp 6 lần khi dùng đồng thời. Khi ketoconazole được dùng sau 12 giờ dùng budesonide thì nồng độ của budesonide tăng lên trung bình 3 lần. Không có thông tin về tương tác này đối với budesonide dạng hít, nhưng nồng độ trong huyết tương tăng đáng kể cũng được dự kiến trong những trường hợp như vậy. Nên tránh việc dùng kết hợp vì không có các dữ liệu chứng minh cho việc khuyến cáo liều. Nếu phải dùng kết hợp thì khoảng cách dùng budesonide và ketoconazol càng xa càng tốt. Cũng nên xem xét việc giảm liều budesonide. Các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác có thể làm tăng đáng kể nồng độ của budesonide trong huyết tương.

Tương tác thuốc Budenoside với thực phẩm, đồ uống

Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc uống thuốc Budenoside cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Budesonide là một glucocorticosteroid có hoạt tính kháng viêm tại chỗ cao.

Dược động học

- Hấp thu: Budesonide dạng hít hấp thu nhanh. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 30 phút sau khi hít. Trong các nghiên cứu, định vị trung bình của budesonide trong phổi sau khi hít qua bình xịt được nén là 10-15% liều chuẩn độ. Khả dụng sinh học toàn thân khoảng 26% liều chuẩn độ. - Phân bố: Kết hợp với protein huyết tương khoảng 90%. Thể tích phân phối khoảng 3 lít/kg. - Chuyển hoá: Budesonide chuyển hóa giai đoạn đầu qua gan mạnh (khoảng 90%) thành các chất chuyển hoá có hoạt tính glucocorticosteroid thấp. Các chất chuyển hóa chính 6b-hydroxybudesonide và 16a-hydroxy-prednisolone có hoạt tính glucocorticosteroid thấp hơn 1% hoạt tính này của budesonide. - Ðào thải: Budesonide được bài tiết qua sự chuyển hoá, được xúc tác chủ yếu bởi men CYP3A4. Các chất chuyển hoá được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và dạng kết hợp. Chỉ một lượng không đáng kể budesonide dạng không đổi được tìm thấy trong nước tiểu. Budesonide có độ thanh thải toàn thân cao (khoảng 1.2 lít/phút), và thời gian bán hủy trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 4 giờ. Dược động của budesonide tỉ lệ với liều ở các liều dùng thích hợp. Dược động của budesonide ở trẻ em và các bệnh nhân suy chức năng thận chưa được biết. Nồng độ của budesonide có thể tăng ở những bệnh nhân có bệnh gan.

Độ ổn định và bảo quản thuốc

Nên bảo quản thuốc Budenoside như thế nào

Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30 độ C. Bảo quản với van hướng xuống.

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Budenoside. Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.

Lưu ý khác về bảo quản thuốc Budenoside

Lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em, giữ thuốc tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng thuốc, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những thuốc dự trữ tại nhà.

Giá bán và nơi bán

Thuốc Budenoside giá bao nhiêu?

Giá bán thuốc Budenoside sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá thuốc Budenoside.

Nơi bán thuốc Budenoside

Mua thuốc Budenoside ở đâu? Nếu bạn có giấy phép sử dụng thuốc hiện tại có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược để mua sỉ thuốc Budenoside. Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng...Để mua trực tiếp hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ thuốc Budenoside là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc Budenoside. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính tham khảo. Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Xem thêm: Tác dụng thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *