Thuốc Venoject: Hướng dẫn sử dụng, tác dụng, liều dùng & giá bán
Thuốc Venoject là gì? | Thành phần | Dạng thuốc & Hàm lượng | Tác dụng | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều lượng & Cách dùng | Quá liều | Thận trọng | Tác dụng phụ | Tương tác thuốc | Dược lý | Dược động học | Bảo quản | Giá bán & Nơi bán | Đánh giá & Reviews
Thuốc Venoject là gì?
Thuốc Venoject là Thuốc nhóm có thành phần Iron Sucrose. Thuốc sản xuất bởi Gland Pharm., Ltd lưu hành ở Việt Nam và được đăng ký với SĐK VN-13668-11.
- Tên dược phẩm: Venoject
- Phân loại: Thuốc
- Số đăng ký: VN-13668-11
- Doanh nghiệp sản xuất: Gland Pharm., Ltd
- Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH TM Quốc tế Ấn Việt
Thành phần
- Iron Sucrose
Thuốc Venoject có chứa thành phần chính là Iron Sucrose các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.
Xem thêm thuốc có thành phần Iron Sucrose
Dạng thuốc và hàm lượng
- Dạng bào chế: Thuốc tiêm
- Đóng gói: Hộp 2 ống 5ml
- Hàm lượng: 20mg/ml
Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm.
Tác dụng
Thuốc Venoject có tác dụng gì?
Xem thông tin tác dụng của Thuốc Venoject được quy định ở mục tác dụng, công dụng trong tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc.
Tác dụng, công dụng Thuốc Venoject trong trường hợp khác
Mỗi loại dược phẩm sản xuất đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Chính gì vậy chỉ sử dụng Thuốc Venoject để điều trị các bênh lý hay tình trạng được quy định trong hướng dẫn sử dụng. Mặc dù Thuốc Venoject có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng Thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định
Đối tượng sử dụng Thuốc Venoject (dùng trong trường hợp nào)
Iron Sucrose được chỉ định điều trị sự thiếu sắt ngoài đường tiêu hóa trong những trường hợp mà các chế phẩm sắt dùng đường uống không thể cung cấp cho việc bổ sung đầy đủ sắt như: - Bệnh nhân không dung nạp với liệu pháp trị liệu bởi sắt dùng đường uống. - Ở những bệnh nhân dùng liệu pháp rHuEPO cần một lượng sắt nhanh chóng. - Bệnh nhân không thể hấp thu sắt một cách đầy đủ khi sử dụng bằng đường uống.
Chống chỉ định
Đối tượng không được dùng Thuốc Venoject
Chống chỉ định dùng Iron Sucrose trong các trường hợp sau: - Thiếu máu không phải do thiếu sắt. - Thừa sắt hoặc rối loạn trong việc sử dụng sắt. - Mẫn cảm đối với các phức hợp sắt ở dạng mono hoặc disaccharide.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng Thuốc Venoject
Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Thuốc Venoject ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Venoject.
Liều lượng dùng Thuốc Venoject
Cách sử dụng: Iron Sucrose phải được tuyệt đối sử dụng bằng đường tĩnh mạch qua cách tiêm truyền nhỏ giọt, bằng cách tiêm chậm hoặc tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu đi vào tĩnh mạch chi của bệnh nhân, và không thích hợp cho việc sử dụng bằng đường tiêm bắp cũng như tiêm truyền một tổng liều (TDI), trong đó toàn bộ lượng sắt cần thiết mà bệnh nhân bị thiếu được cung cấp bằng một lần tiêm truyền duy nhất. Trước khi dùng liều trị liệu Iron Sucrose đầu tiên đối với một bệnh nhân mới, nên dùng một liều thử nghiệm từ 1-2,5ml Iron Sucrose (20-50mg sắt) đối với người lớn, 1ml (20mg sắt) đối với trẻ em nặng trên 14 kg và nửa liều mỗi ngày (1,5mg/kg) ở trẻ em nặng dưới 14kg theo cách sử dụng đã được chọn. Các phương tiện dùng để hồi sức tim phổi phải có sẵn. Nếu không có các phản ứng phụ xảy ra trong vòng ít nhất 15 phút sau khi dùng thuốc thì có thể sử dụng tiếp phần còn lại của liều đầu tiên. Tiêm truyền: Iron Sucrose tốt nhất nên được dùng bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt (để làm giảm nguy cơ của các cơn hạ huyết áp và việc tiêm cận tĩnh mạch). 1ml Iron Sucrose (20mg sắt) phải được pha loãng hoàn toàn vào tối đa 20ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích), ngay trước khi tiêm truyền (nghĩa là 5 ml trong tối đa 100ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) cho tới 25ml trong tối đa 500ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Dung dịch nên được tiêm truyền ở tốc độ: 100ml trong ít nhất 15 phút; 200ml trong ít nhất 30 phút; 300ml trong ít nhất 1 giờ 30 phút; 400ml trong ít nhất 2 giờ 30 phút và 500ml trong ít nhất 3 giờ 30 phút. Nếu các tình trạng lâm sàng đòi hỏi, Iron Sucrose có thể được pha loãng trong một lượng dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) ít hơn để có một nồng độ Iron Sucrose cao hơn. Tuy nhiên, vận tốc tiêm truyền phải được điều chỉnh cho phù hợp với lượng sắt được đưa vào mỗi phút (ví dụ, 10ml Iron Sucrose = 200mg sắt nên được tiêm truyền trong ít nhất 30 phút; 25ml Iron Sucrose = 500 mg sắt nên được tiêm truyền trong ít nhất 3 giờ 30 phút). Vì sự ổn định của thuốc, không được phép pha loãng các nồng độ Iron Sucrose thấp hơn. Tiêm tĩnh mạch: Iron Sucrose có thể được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch không pha loãng ở vận tốc 1ml mỗi phút (nghĩa là 5 phút cho mỗi ống 5ml) nhưng không được dùng quá 10ml Iron Sucrose (200mg sắt) cho mỗi lần tiêm. Sau khi tiêm để duỗi cánh tay của bệnh nhân ra. Tiêm qua máy thẩm phân máu: Iron Sucrose có thể được tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu đi vào tĩnh mạch chi của bệnh nhân dưới các điều kiện tương tự như khi tiêm tĩnh mạch. Liều dùng: Cách tính toán liều dùng: Liều dùng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thiếu hụt sắt toàn phần của mỗi người được tính toán theo công thức sau đây: Tổng lượng sắt thiếu hụt [mg] = trọng lượng cơ thể [kg] x (Hb đích - Hb thực sự) [g/l] x 0,24* + sắt dự trữ [mg] Trọng lượng bằng hay dưới 35 kg: Hb đích = 130g/l tương ứng sắt dự trữ = 15mg/kg trọng lượng cơ thể Trọng lượng trên 35kg: Hb đích = 150g/l tương ứng sắt dự trữ = 500mg *: Hệ số 0,24 = 0,0034 x 0,07 x 1000 (Lượng sắt của hemoglobin # 0,34%/Thể tích máu # 7% trọng lượng cơ thể/Hệ số 1000 = sự chuyển đổi đơn vị từ g sang mg) Tổng lượng Iron Sucrose được dùng [ml] = Tổng lượng sắt thiếu hụt [mg]/20mg/ml. Nếu tổng liều cần thiết vượt quá liều đơn tối đa cho phép, khi đó phải chia nhiều lần để dùng. Nếu không ghi nhận được các đáp ứng của các thông số huyết học sau 1-2 tuần điều trị, cần xem lại các chẩn đoán ban đầu. Tính toán liều dùng để bổ sung sắt thiếu hụt do mất máu và hỗ trợ cho người cho máu: Liều Iron Sucrose cần để bù cho sự thiếu sắt được tính toán theo công thức sau đây: - Nếu biết lượng máu bị mất: Dùng 200 mg sắt tiêm tĩnh mạch (= 10ml Iron Sucrose) làm tăng hemoglobin tương đương với 1 đơn vị máu (= 400ml với hàm lượng 150g/l Hb). Lượng sắt cần được bổ sung [mg] = số đơn vị máu bị mất x 200 hoặc Lượng Iron Sucrose cần sử dụng (ml) = số đơn vị máu bị mất x 10 - Nếu nồng độ Hb bị giảm: Dùng công thức trước xem xét lượng sắt dự trữ không cần phải trả lại. Lượng sắt cần bổ sung [mg] = trọng lượng cơ thể [kg] x 0,24 x (Hb đích - Hb thực sự) [g/l] Ví dụ: trọng lượng cơ thể 60 kg, sự thiếu Hb = 10g/l, suy ra lượng sắt cần bổ sung # 150mg, suy ra cần 7,5ml Iron Sucrose Liều dùng thông thường: Người trưởng thành và người lớn tuổi: 5-10ml Iron Sucrose (100-200mg sắt) 2 hoặc 3 lần mỗi tuần tùy thuộc vào nồng độ hemoglobin. Trẻ em: 0,15ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 3mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) 2 hoặc 3 lần mỗi tuần tùy thuộc vào nồng độ hemoglobin. Liều đơn tối đa được dung nạp: Người trưởng thành và người lớn tuổi: Khi tiêm: 10ml Iron Sucrose (200mg sắt) được tiêm ít nhất trong 10 phút. Khi tiêm truyền: nếu tình trạng lâm sàng đòi hỏi có thể sử dụng liều đơn tăng đến 0,35ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 7mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) nhưng không được vượt quá 25ml Iron Sucrose (500mg sắt), được pha loãng trong 500ml NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) tiêm truyền ít nhất trên 3 giờ 30 phút, một lần mỗi tuần. Trẻ em: 0,35ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 7mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) được pha loãng trong NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) và tiêm truyền trong ít nhất trên 3 giờ 30 phút, một lần mỗi tuần. Tương kỵ: Iron Sucrose chỉ được pha với dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Không được thêm một chất trị liệu nào khác. Hướng dẫn thao tác/Sử dụng: Nên kiểm tra ống thuốc bằng mắt thường trước khi dùng để xem có cặn và hư hỏng không. Chỉ được dùng khi không có cặn và dung dịch đồng nhất. Iron Sucrose phải được sử dụng ngay sau khi mở. Iron Sucrose được pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9% phải sử dụng ngay trong vòng 12 giờ nếu bảo quản từ 4-25 độ C trong ánh sáng thường.
Liều dùng Thuốc Venoject cho người lớn
Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Liều dùng Thuốc Venoject cho cho trẻ em
Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.
Quá liều, quên liều, khẩn cấp
Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều
Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.
Thận trọng, cảnh báo và lưu ý
Lưu ý trước khi dùng Thuốc Venoject
Iron Sucrose chỉ nên sử dụng khi chỉ định được xác định bởi các xét nghiệm thích hợp (ví dụ: ferritin huyết thanh hoặc hemoglobin (Hb), hoặc thể tích hồng cầu, hoặc đếm số lượng hồng cầu, hoặc các chỉ số hồng cầu như MCV, MCH, MCHC), Transferin bão hòa. Các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc phản ứng kiểu phản vệ. Trong trường hợp phản ứng dị ứng nhẹ, nên sử dụng các thuốc kháng histamin; trong trường hợp phản ứng kiểu phản vệ nặng, nên dùng adrenaline ngay lập tức. Bệnh nhân bị hen phế quản, với khả năng kết hợp sắt kém và/hoặc thiếu acid folic có nguy cơ dị ứng và phản ứng kiểu phản vệ. Iron Sucrose phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng, nhiễm trùng cấp, có tiền sử dị ứng hay nhiễm trùng mãn tính. Các cơn hạ huyết áp có thể xảy ra khi tiêm quá nhanh. Cảnh giác trong trường hợp rò cận tĩnh mạch. Trong trường hợp vô ý rò cận tĩnh mạch, xử lý như sau: nếu kim vẫn đang ghim, rửa với một lượng nhỏ NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Ðể làm tăng sự thải trừ sắt, cho bệnh nhân bôi chế phẩm mucopolysaccharid dạng gel hay thuốc mỡ tại điểm tiêm. Bôi gel hay thuốc mỡ nhẹ nhàng. Ðừng xoa bóp để tránh làm sắt phân tán thêm. Các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa có thể có ảnh hưởng bất lợi trong trường hợp nhiễm trùng ở trẻ em. Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Iron Sucrose dường như không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Các nghiên cứu về độc tính thai trên động vật cho thấy Iron Sucrose không gây quái thai hay diệt phôi ở động vật mang thai không thiếu máu. Tuy nhiên, không có chỉ định sử dụng các chế phẩm sắt theo đường ngoài đường tiêu hóa trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ 3 tháng thứ hai và thứ ba việc sử dụng phải thận trọng. Sắt Sucrose không chuyển hóa dường như không đi qua sữa mẹ.
Lưu ý dùng Thuốc Venoject trong thời kỳ mang thai
Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
Xem danh sách thuốc cần lưu ý trong thời kỳ mang thai
Lưu ý dùng thuốc Thuốc Venoject trong thời kỳ cho con bú
Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Xem danh sách thuốc cần lưu ý trong thời kỳ cho con bú
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của Thuốc Venoject
Phản ứng kiểu sốc phản vệ rất hiếm xảy ra. Thỉnh thoảng, các tác dụng phụ sau được ghi nhận với tần suất ≥ 1%: lưỡi có vị kim loại, nhức đầu, buồn nôn, nôn và hạ huyết áp. Tần suất ít hơn là: suy nhược, đau bụng, đau cơ, sốt, ngứa, đỏ bừng, phù các chi và phản ứng kiểu phản vệ (dị ứng giả). Ở vùng tĩnh mạch được tiêm, có thể bị viêm và co thắt tĩnh mạch.Các tác dụng phụ khác của Thuốc Venoject
Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Venoject. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Thuốc Venoject không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.
Tương tác Thuốc Venoject với thuốc khác
Giống như tất cả các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa, Iron Sucrose không được sử dụng đồng thời với các chế phẩm sắt dùng đường uống vì sự hấp thu của sắt dùng đường uống sẽ bị giảm. Do đó nên bắt đầu liệu pháp sắt dùng đường uống ít nhất 5 ngày sau lần tiêm cuối cùng.
Tương tác Thuốc Venoject với thực phẩm, đồ uống
Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Venoject cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Dược lý: Những hạt sắt (III) hydroxide đa nhân được bao chung quanh bề mặt bởi một lượng lớn các phân tử sucrose liên kết không cộng hóa trị tạo thành một phức hợp có khối lượng phân tử khoảng 43 kD. Khối lượng phân tử này đủ lớn để ngăn chặn sự đào thải qua thận. Phức hợp này bền và không giải phóng sắt ở dạng ion trong các điều kiện sinh lý (của cơ thể). Sắt trong những hạt đa nhân được kết hợp trong một cấu trúc tương tự như trong trường hợp của Ferritin sinh lý. Dược lực : Sử dụng Iron Sucrose gây những thay đổi về mặt sinh lý liên quan đến việc thu nhận sắt.
Dược động học
Dược động học của sắt sucrose được nghiên cứu sau khi tiêm một liều đơn chứa 100 mg sắt (III) trên người tình nguyện khỏe mạnh. 10 phút sau khi tiêm, nồng độ sắt đạt tối đa, trung bình 538 micro mole/l. Thể tích phân bố ở ngăn trung tâm tương ứng với thể tích huyết thanh (khoảng 3 l). Sắt được tiêm vào sẽ nhanh chóng loại khỏi huyết thanh, thời gian bán hủy dài nhất khoảng 6 tiếng. Thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng khoảng 8 l cho thấy sự phân bố sắt thấp trong dịch cơ thể. Do sắt Sucrose có độ ổn định thấp hơn so với transferrin, nên có sự cạnh tranh trao đổi giữa sắt và transferrin. Kết quả là sắt (III) được vận chuyển khoảng 31mg/24 giờ. Sự đào thải sắt ở thận xảy ra trong 4 giờ đầu sau khi tiêm, tương ứng với dưới 5% độ thanh thải của toàn cơ thể (khoảng 20ml/phút). Sau 24 giờ, nồng độ sắt trong huyết thanh giảm xuống còn bằng nồng độ sắt trước khi tiêm và khoảng 75% liều dùng của sucrose bị đào thải.
Độ ổn định và bảo quản thuốc
Nên bảo quản Thuốc Venoject như thế nào
Bảo quản ở nhiệt độ từ 4-25 độ C trong các ống chứa nguyên thủy của nó. Tránh nhiệt độ quá cao hay đông lạnh. Bảo quản không đúng cách có thể tạo thành các cặn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Venoject
Lưu ý không để Thuốc Venoject ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng Thuốc Venoject, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.
Giá bán và nơi bán
Thuốc Venoject giá bao nhiêu?
Giá bán Thuốc Venoject sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Venoject.
Tham khảo giá Thuốc Venoject do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố:
- Giá công bố: 77000 đồng/Ống
- Giá trúng thầu: 44.000 đồng/Ống
Nơi bán Thuốc Venoject
Mua Thuốc Venoject ở đâu? Nếu bạn có giấy phép sử dụng thuốc hiện tại có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Venoject. Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng...Để mua trực tiếp hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Venoject là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Thuốc Venoject. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính tham khảo. Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!
Xem thêm: Tác dụng thuốc