Thuốc Calcitonin: Hướng dẫn sử dụng, tác dụng, liều dùng & giá bán
Thông tin chung | Thành phần | Dạng thuốc & Hàm lượng | Tác dụng | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều lượng & Cách dùng | Quá liều | Thận trọng | Tác dụng phụ | Tương tác thuốc | Dược lý | Dược động học | Bảo quản | Giá bán & Nơi bán | Đánh giá & Reviews
Thuốc Calcitonin là thuốc gì?
Thuốc Calcitonin là thuốc gốc có thành phần chính chứa Calcitonine tổng hợp (từ cá hồi). Thuốc thuộc nhóm Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp chứa hoạt chất chính Calcitonin
- Tên thuốc: Calcitonin
- Phân loại: Thuốc gốc
- Tên khác: Thyrocalcitonin
- Tên dược chất gốc: Calcitonin
- Tên biệt dược: Rocalcic 100; Essecalcin 50
- Tên biệt dược mới:
- Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
- Calcitonine tổng hợp (từ cá hồi)
Thuốc Calcitonin có chứa thành phần chính là Calcitonine tổng hợp (từ cá hồi) , các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.
Dạng thuốc và hàm lượng
Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm.
Tác dụng
Thuốc Calcitonin có tác dụng gì?
Tác dụng thuốc Calcitonin được quy định ở mục tác dụng, công dụng Calcitonin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Calcitonin là hormon do tế bào cận nang của tuyến giáp bình thường ở các động vật và do hạch cuối mang ở cá tiết ra, và là polypeptid chứa 32 acid amin. Calcitonin có chức năng điều hoà trung ương đối với chuyển hoá chất khoáng, tích cực ngăn ngừa tiêu xương. Calcitonin làm giảm tiêu calci ở xương và làm giảm nồng độ calci huyết thanh, đối lập với tác dụng của hormon cận giáp. Calcitonin cùng với vitamin D và hormon cận giáp là ba chất chính điều hoà calci huyết và chuyển hoá xương. Calcitonin tương tác với 2 chất nói trên và ức chế tiêu xương, như vậy làm hạ calci huyết. Trong bệnh xương Paget, calcitonin làm giảm tốc độ chuyển hoá xương. Calcitonin còn tác động trực tiếp trên thận làm tăng bài tiết calci, phosphat, và natri bằng cách ức chế tái hấp thu ở ống thận.
Tác dụng, công dụng thuốc Calcitonin trong trường hợp khác
Mỗi loại thuốc sản xuất đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Chính gì vậy chỉ sử dụng thuốc Calcitonin để điều trị các bênh lý được quy định trong hướng dẫn sử dụng. Mặc dù thuốc Calcitonin có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định
Thông tin chỉ định thuốc Calcitonin:
Loãng xương: - Loãng xương do lão suy. - Loãng xương thứ phát, ví dụ loãng xương do dùng corticosteroid hay do bất động. - Ðể ngăn ngừa hủy xương tiến triển, bệnh nhân sử dụng Calcitonin phải được cung cấp bổ sung canxi và vitamin D thích hợp theo nhu cầu của từng người. Ðau xương kết hợp với hủy xương và/hoặc giảm xương. Bệnh Paget xương (viêm xương biến dạng), đặc biệt đối với những bệnh nhân có kèm theo: - Ðau xương. - Các biến chứng thần kinh. - Tăng sự tiêu hủy và tạo xương phản ánh qua việc gia tăng nồng độ của phosphatase kiềm trong huyết thanh và sự bài tiết hydroxyproline trong nước tiểu. - Sự lan rộng dần dần của tổn thương xương. - Gãy xương không hoàn toàn hoặc tái đi tái lại. Tăng canxi huyết và cơn tăng canxi huyết do: - Hủy xương quá mức trong bệnh ác tính có di căn xương như ung thư vú, phổi, thận, u tủy và các bệnh ác tính khác. - Cường tuyến cận giáp, tình trạng nằm bất động hay ngộ độc vitamin D cả trường hợp cấp và mãn tính. Bệnh loạn dưỡng thần kinh (bệnh Sudeck) do các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi khác nhau như loãng xương đau nhức sau chấn thương, loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm, hội chứng vai-cánh tay, chứng hỏa thống, các rối loạn dinh dưỡng thần kinh do sử dụng thuốc.Chống chỉ định
Thông tin chống chỉ định thuốc Calcitonin:
Quá mẫn cảm với Calcitonin.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng thuốc Calcitonin
Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng thuốc khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Calcitonin ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Calcitonin.
Liều lượng dùng Calcitonin
Loãng xương sau mãn kinh: Hiện chưa xác định được liều hữu hiệu thấp nhất và liều khuyến cáo được sử dụng hiện nay như sau: Dạng tiêm: 50-100UI mỗi ngày hoặc 100UI mỗi 2 ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tùy mức độ trầm trọng của bệnh. Dạng xịt mũi: 100-200 UI mỗi ngày hoặc 200 UI mỗi 2 ngày, 1 liều hay chia nhiều liều tùy theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Ðau xương kết hợp với hủy xương và/hoặc giảm xương: Liều lượng được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân. Từ 200 đến 400UI mỗi ngày. Liều ≤ 200 UI có thể dùng đơn liều; khi cần dùng liều cao hơn nên chia thành nhiều liều. Có thể phải trị liệu nhiều ngày cho đến khi tác dụng giảm đau đạt được hiệu quả hoàn toàn. Trong giai đoạn điều trị duy trì liều dùng ban đầu thường được giảm và/hoặc có thể kéo dài khoảng cách giữa 2 liều. Bệnh Paget: Dạng tiêm: 100 UI mỗi ngày hoặc mỗi 2 ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Ðường tiêm dưới da được dung nạp rất tốt và bệnh nhân có thể tự tiêm được dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hay y tá. Trong một vài trường hợp chỉ cần tiêm cách hai ngày khi điều trị duy trì chỉ cần dùng 50UI mỗi ngày, đặc biệt khi các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng được cải thiện. Mặt khác có thể tăng liều mỗi ngày lên đến 200UI nếu cần thiết. Dạng xịt mũi: liều 200UI mỗi ngày, dùng đơn liều hay chia làm nhiều liều. Trong một số trường hợp có thể cần phải dùng liều 400UI chia làm 2 lần mỗi ngày lúc bắt đầu điều trị. Có thể giảm liều sau một thời gian bệnh nhân dùng dạng xịt mũi. Tăng canxi huyết: Ðiều trị cấp cứu tăng canxi huyết: Trong điều trị cấp cứu và các tình trạng nặng khác, đường sử dụng hiệu quả nhất là truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Dạng tiêm: 5-10UI cho mỗi kg thể trọng mỗi ngày, hòa trong 500ml dung dịch muối đẳng trương, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong ít nhất 6 giờ, hoặc tiêm tĩnh mạch chậm chia làm 2-4 liều trong ngày. Bệnh nhân phải được bồi phụ nước. Khi cần thiết nên cấp cứu bằng phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh căn. Ðiều trị lâu dài tình trạng tăng canxi huyết mãn: Dạng tiêm: 5-10UI/kg thể trọng mỗi ngày tùy theo đáp ứng lâm sàng và sinh hóa, dùng tiêm dưới da hay tiêm bắp liều duy nhất hay chia làm 2 liều. Nếu thể tích thuốc tiêm lớn hơn 2ml thì nên dùng theo đường tiêm bắp. Nên tiêm các mũi ở những vị trí khác nhau. Dạng xịt mũi: 200-400UI chia vài lần mỗi ngày. Bệnh loạn dưỡng thần kinh: Cần chẩn đoán sớm và phải bắt đầu điều trị ngay sau khi chẩn đoán chính xác. Dạng tiêm: 100UI mỗi ngày, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da trong 2-4 tuần. Có thể cho tiếp 100UI 3 lần mỗi tuần trong 6 tuần, tùy vào tiến triển lâm sàng. Dạng xịt mũi: 200UI chia vài lần mỗi ngày trong 2-4 tuần, sau đó dùng liều 200UI 3 lần một tuần trong vòng 6 tuần. Ghi chú: Trong bệnh Paget và những bệnh mãn tính có liên quan đến sự tiêu hủy và tạo xương khác, cần điều trị ít nhất vài tháng đến vài năm. Sự điều trị làm giảm đáng kể lượng phosphatase kiềm trong huyết thanh và sự bài tiết hydroxyproline trong nước tiểu, đôi khi trở về mức bình thường. Tuy nhiên, đôi khi lượng phosphatase kiềm và hydroxyproline bài tiết có thể tăng sau khi giảm xuống lúc đầu; khi ấy bác sĩ phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng để xét đoán xem có nên ngưng điều trị không, và bao giờ thì có thể tiếp tục điều trị lại. Các rối loạn về chuyển hóa xương có thể tái xuất hiện một hoặc vài tháng sau khi ngưng thuốc, đòi hỏi một đợt điều trị khác bằng Calcitonin. Mặc dù kháng thể có thể xuất hiện trên một vài bệnh nhân trị liệu lâu ngày với calcitonin, hiệu lực trên lâm sàng của thuốc thường không bị ảnh hưởng. Ðôi khi thuốc có thể mất hiệu lực khi dùng lâu dài, có thể do bão hòa các điểm gắn dường như không có liên quan gì đến sự phát sinh kháng thể. Sau một thời gian ngưng điều trị đáp ứng với calcitonin lại có trở lại. Sử dụng lâu dài dạng xịt mũi không gây ra các thay đổi bệnh học ở niêm mạc mũi. Hướng dẫn sử dụng: Dạng xịt mũi: - Gỡ nắp bảo vệ. - Chỉ áp dụng cho sử dụng lần đầu tiên: giữ chặt thiết bị, đè mạnh pittông cho đến khi nghe tiếng cách mới bỏ ra. Làm như thế 3 lần. Cửa sổ tại đáy của nút khởi động bấy giờ sẽ có màu xanh và bình bơm đã sẵn sàng sử dụng. - Hơi cúi đầu về phía trước và ấn nhẹ miệng vòi chai thuốc vào một trong hai lỗ mũi. Ðảm bảo rằng nó ở trên một đường thẳng với ống mũi để cho bụi sương của thuốc lan tỏa đều. Ấn pittông một lần và buông ra. Trong cửa sổ đếm, bạn sẽ thấy số 1. - Sau khi bơm thuốc, hít vào mạnh nhiều lần để ngừa thuốc thoát ra khỏi mũi. Ðừng thở ra đường mũi ngay sau khi bơm thuốc. - Nếu cần dùng đến liều 2 lần bơm Calcitonin cùng một lúc, nên bơm lần 2 vào lỗ mũi bên kia. - Luôn luôn đậy nắp bảo vệ lại sau khi dùng để ngừa vòi phun bị tắc. - Khi màu đỏ xuất hiện trên cửa sổ đếm và có một kháng lực đáng kể chống lại pittông chuyển động vào sâu hơn (cảnh báo dừng lại), 16 liều đã được phóng ra. Một lượng nhỏ cặn thuốc (do kỹ thuật đóng chai) vẫn còn sót lại trong chai thuốc. Dù trong tình huống nào cũng không bao giờ được thử mở rộng vòi phun bằng kim hay vật sắc nhọn. Ðiều này phá hủy hoàn toàn hoạt động của chai thuốc. Ðừng tháo gỡ pittông. Ðể đảm bảo các liều đều bằng nhau, hãy giữ chai thuốc luôn ở vị trí đứng thẳng. Tránh lắc mạnh chai thuốc hay để ở nơi quá nóng. - Từ khi mở nắp, chai thuốc xịt mũi phải được để ở nhiệt độ phòng và sử dụng tối đa không quá 4 tuần lễ.
Quy định chung về liều dùng thuốc Calcitonin
Nên nhớ rằng có rất nhiều yếu tố để quy định về liều lượng dùng thuốc. Thông thường sẽ phụ thuộc vào tình trạng, dạng thuốc và đối tượng sử dụng. Hãy luôn tuân thủ liều dùng được quy định trên tờ hướng dẫn sử dụng và theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Liều dùng thuốc Calcitonin cho người lớn
Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Liều dùng thuốc Calcitonin cho cho trẻ em
Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.
Quá liều, quên liều, khẩn cấp
Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều
Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.
Thận trọng, cảnh báo và lưu ý
Lưu ý trước khi dùng thuốc Calcitonin
Do là một polypeptide, calcitonin thường gây những phản ứng quá mẫn tại chỗ hay toàn thân. Do đó, nên thận trọng thực hiện phản ứng da trước khi áp dụng trị liệu với thuốc ở bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn. Nên ngưng thuốc nếu có dấu hiệu quá mẫn liên quan rõ ràng đến thuốc. Trẻ em: do thiếu kinh nghiệm về việc sử dụng Calcitonin kéo dài ở trẻ em, không nên điều trị nhiều hơn vài tuần trừ khi đã cân nhắc rằng cần phải điều trị kéo dài. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên súc vật không cho thấy có nguy cơ tổn hại nào đến thai nhi, tuy nhiên điều này chưa được khẳng định qua các thử nghiệm kiểm chứng ở phụ nữ có thai. Bản thân thuốc không đi qua hàng rào nhau thai ở động vật. Không nên cho con bú trong quá trình điều trị với Calcitonin do có bằng chứng rằng thuốc được tiết ra qua sữa mẹ.
Lưu ý dùng thuốc Calcitonin trong thời kỳ mang thai
Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
Lưu ý dùng thuốc Calcitonin trong thời kỳ cho con bú
Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của thuốc Calcitonin
Thường gặp: buồn nôn, nôn, đôi khi chóng mặt và nóng bừng mặt. Các phản ứng phụ này tùy thuộc liều và thường xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch hơn là sau khi tiêm bắp hoặc dưới da. Thường chúng tự khỏi, chỉ một vài trường hợp cần giảm liều tạm thời. Có rất ít báo cáo về đa niệu và ớn lạnh. Trong những trường hợp hiếm, tiêm calcitonin có thể gây phản ứng quá mẫn, gồm phản ứng tại nơi tiêm, hoặc phản ứng da toàn thân, tuy nhiên các phản ứng dạng phản vệ đưa đến nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và ngất cũng được báo cáo trong một số ít trường hợp.
Các tác dụng phụ khác
Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Calcitonin. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Calcitonin không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.
Tương tác thuốc Calcitonin với thuốc khác
Thuốc Calcitonin có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Trong điều trị tăng calci huyết, dùng đồng thời calcitonin và những chế phẩm có chứa calci hoặc vitamin D, kể cả calcifediol và calcitriol có thể đối kháng với tác dụng của calcitonin. Trong điều trị những bệnh khác, phải dùng những chế phẩm có chứa calci và vitamin D sau calcitonin 4 giờ.
Tương tác thuốc Calcitonin với thực phẩm, đồ uống
Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc uống thuốc Calcitonin cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Cấu trúc của tất cả các calcitonin gồm 32 acid amin trong một chuỗi đơn với một vòng 7 acid amin gắn ở đầu tận cùng N (N-terminus), vòng acid amin này khác nhau ở từng loài. Calcitonin cá hồi có tiềm lực và tác dụng kéo dài hơn calcitonin của các loài động vật có vú, do nó có ái tính cao hơn đối với các thụ thể tại vị trí gắn kết. Bằng cách ức chế hoạt động của hủy cốt bào qua những thụ thể đặc hiệu, calcitonin cá hồi làm giảm rõ rệt quá trình biến dưỡng xương, đưa quá trình này về mức độ bình thường ở những trường hợp có tăng hủy xương như trong loãng xương. Calcitonin cá hồi đã được chứng minh có tác dụng giảm đau trên cả mẫu súc vật thí nghiệm và trên người, có thể nguyên phát qua tác động trực tiếp trên hệ thần kinh trung ương. Calcitonin tạo ra đáp ứng sinh học tương ứng về mặt lâm sàng ở người chỉ sau một liều duy nhất, được chứng minh bằng sự tăng bài tiết canxi, phospho và natri niệu (giảm tái hấp thu ở ống thận), và giảm bài tiết hydroxyproline niệu. Sử dụng Calcitonin ngoài đường tiêu hóa lâu dài sẽ ức chế đáng kể những chất sinh hóa làm mất xương như pyridinoline-croslinks và những men đồng phân của phosphatase kiềm ở xương. Calcitonin làm giảm tiết dịch dạ dày và dịch tụy ngoại tiết. Do có những tính chất này nên Calcitonin thể hiện có ưu điểm trong việc điều trị viêm tụy cấp tính.
Dược động học
Dung dịch tiêm: Ðộ khả dụng sinh học tuyệt đối của Calcitonin là khoảng 70% sau tiêm bắp hay tiêm dưới da. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 giờ và thời gian bán hủy là 70-90 phút. Khoảng 95% liều dùng được bài tiết qua thận với tỷ lệ thuốc ở dạng không đổi là 2%. Thể tích phân phối đo được là 0,15-0,31/kg và liên kết với protein là 30-40%. Dung dịch xịt mũi: Những thông số dược động học của calcitonin cá hồi xịt mũi khó lượng giá do độ nhạy và tính đặc hiệu của những chất đánh dấu miễn dịch được dùng trong thí nghiệm hiện tại chưa thích hợp. Ðộ khả dụng sinh học của Calcitonin xịt mũi tương ứng với dạng tiêm là 3 đến 5%. Calcitonin được hấp thu nhanh qua niêm mạc mũi và nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 1 giờ. Thời gian bán thải khoảng 16 đến 43 phút, không có hiện tượng tích lũy thuốc khi dùng đa liều. Khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo thì nồng độ thuốc trong máu cao hơn (tăng AUC), nhưng khả dụng sinh học không đổi. Tương tự đối với những hormon polypeptide khác, việc đo nồng độ calcitonin cá hồi trong huyết thanh có giá trị rất hạn chế vì nó không trực tiếp phản ảnh đáp ứng điều trị. Do vậy, hoạt tính của Calcitonin nên được đánh giá qua những thông số về hiệu quả lâm sàng.
Độ ổn định và bảo quản thuốc
Nên bảo quản thuốc Calcitonin như thế nào
Ống tiêm và lọ xịt chưa mở phải được bảo quản trong tủ lạnh (2-8 độ C). Khi đã mở lọ xịt mũi được giữ ở nhiệt độ phòng, để ở vị trí thẳng đứng và dùng trong thời gian tối đa là 4 tuần. Như tất cả các thuốc khác, Calcitonin phải để xa tầm tay trẻ em.
Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Calcitonin. Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.
Lưu ý khác về bảo quản thuốc Calcitonin
Lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em, giữ thuốc tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng thuốc, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những thuốc dự trữ tại nhà.
Giá bán và nơi bán
Thuốc Calcitonin giá bao nhiêu?
Giá bán thuốc Calcitonin sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá thuốc Calcitonin.
Nơi bán thuốc Calcitonin
Mua thuốc Calcitonin ở đâu? Nếu bạn có giấy phép sử dụng thuốc hiện tại có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược để mua sỉ thuốc Calcitonin. Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng...Để mua trực tiếp hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ thuốc Calcitonin là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc Calcitonin. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính tham khảo. Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!
Xem thêm: Tác dụng thuốc