Thuốc Mobic: Hướng dẫn sử dụng, tác dụng, liều dùng & giá bán
Thuốc Mobic là gì? | Thành phần | Dạng thuốc & Hàm lượng | Tác dụng | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều lượng & Cách dùng | Quá liều | Thận trọng | Tác dụng phụ | Tương tác thuốc | Dược lý | Dược động học | Bảo quản | Giá bán & Nơi bán | Đánh giá & Reviews
Thuốc Mobic là gì?
Thuốc Mobic là Thuốc nhóm Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp có thành phần Meloxicam. Thuốc sản xuất bởi Boehringer ingelhein pharma KG lưu hành ở Việt Nam và được đăng ký với SĐK VN-4743-07.
- Tên dược phẩm: Mobic
- Phân loại: Thuốc
- Số đăng ký: VN-4743-07
- Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
- Doanh nghiệp sản xuất: Boehringer ingelhein pharma KG
Thành phần
- Meloxicam
Thuốc Mobic có chứa thành phần chính là Meloxicam các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.
Xem thêm thuốc có thành phần Meloxicam
Dạng thuốc và hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
- Hàm lượng:
Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm.
Tác dụng
Thuốc Mobic có tác dụng gì?
Meloxicam có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên meloxicam chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm. Meloxicam tan ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.
Xem thêm các thuốc khác có tác dụng Điều trị giảm đau, hạ sốt
Tác dụng, công dụng Thuốc Mobic trong trường hợp khác
Mỗi loại dược phẩm sản xuất đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Chính gì vậy chỉ sử dụng Thuốc Mobic để điều trị các bênh lý hay tình trạng được quy định trong hướng dẫn sử dụng. Mặc dù Thuốc Mobic có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng Thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định
Đối tượng sử dụng Thuốc Mobic (dùng trong trường hợp nào)
Dạng viên: điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong: - Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp). - Viêm khớp dạng thấp. - Viêm cột sống dính khớp. Dạng tiêm: điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn viêm đau cấp tính.
Chống chỉ định
Đối tượng không được dùng Thuốc Mobic
- Tiền căn dị ứng với Meloxicam hay bất kỳ tá dược nào của thuốc. - Có khả năng nhạy cảm chéo với acid acetylsalicylic và các thuốc kháng viêm không steroid khác. - Không dùng cho những bệnh nhân từng có dấu hiệu hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng acid acetylsalicylic hay các thuốc kháng viêm không steroid khác. - Loét dạ dày tá tràng tiến triển. - Suy gan nặng. - Suy thận nặng không được thẩm phân. - Dạng tiêm: Trẻ em dưới 15 tuổi (vì liều cho trẻ em chưa được xác định đối với dạng tiêm), đang dùng thuốc kháng đông. - Dạng viên: Trẻ em dưới 12 tuổi. - Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng Thuốc Mobic
Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Thuốc Mobic ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Mobic.
Liều lượng dùng Thuốc Mobic
Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 15 mg/ngày. Tùy đáp ứng điều trị, có thể giảm liều còn 7,5 mg/ngày. Thoái hóa khớp: 7,5 mg/ngày.Nếu cần có thể tăng liều đến 15 mg/ngày. Liều khuyến cáo của Meloxicam dạng tiêm là 15 mg một lần mỗi ngày. - Bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi: Ðiều trị khởi đầu với liều 7,5 mg/ngày. - Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: Liều không quá 7,5 mg/ngày. Liều Meloxicam tối đa được khuyên dùng mỗi ngày: 15 mg. Sử dụng kết hợp: trong trường hợp sử dụng nhiều dạng trình bày, tổng liều Meloxicam dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén và dạng tiêm không được vượt quá 15 mg. Ðường tiêm bắp chỉ được sử dụng trong những ngày đầu tiên của việc điều trị. Sau đó có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống (viên nén). Meloxicam phải được tiêm bắp sâu. Không được dùng ống thuốc Meloxicam dạng tiêm bắp để tiêm tĩnh mạch. - Liều cho trẻ em chưa được xác định đối với Meloxicam chích và viên uống, nên Meloxicam chỉ hạn chế dùng cho người lớn. Viên nén được uống với nước hay thức uống lỏng khác, thuốc không bị giảm tác động khi dùng chung với thức ăn.
Liều dùng Thuốc Mobic cho người lớn
Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Liều dùng Thuốc Mobic cho cho trẻ em
Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.
Quá liều, quên liều, khẩn cấp
Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều
Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.
Thận trọng, cảnh báo và lưu ý
Lưu ý trước khi dùng Thuốc Mobic
Như các kháng viêm không steroid khác, cần thận trọng khi dùng thuốc này ở những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa trên hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. Phải ngưng dùng Meloxicam ngay nếu xuất hiện loét dạ dày tá tràng hay xuất huyết đường tiêu hóa. Ðặc biệt lưu ý khi bệnh nhân có các biểu hiện bất lợi ở da niêm mạc và cần xem xét đến việc ngưng dùng Meloxicam. Các kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp những prostaglandine có vai trò hỗ trợ cho việc tưới máu thận. Những bệnh nhân có thể tích và lưu lượng máu qua thận giảm, việc dùng kháng viêm không steroid có thể nhanh chóng làm lộ rõ sự mất bù trừ của thận, tuy nhiên tình trạng này có thể hồi phục trở lại trạng thái như trước khi điều trị nếu ngưng dùng kháng viêm không steroid. Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị phản ứng như trên là: - Mất nước. - Suy tim sung huyết. - Xơ gan. - Hội chứng thận hư và bệnh lý ở thận rõ ràng. - Đang dùng thuốc lợi tiểu. - Hoặc phải trải qua những ca mổ lớn có thể dẫn đến giảm thể tích máu. Ở những bệnh nhân nói trên, cần kiểm soát chặt chẽ thể tích nước tiểu và chức năng thận khi khởi đầu trị liệu. Hiếm gặp hơn, các kháng viêm không steroid có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử tủy thận hay hội chứng thận hư. Liều dùng ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thẩm phân lọc máu không được vượt quá 7,5 mg. Không cần giảm liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ hay vừa (có độ thanh thải lớn hơn 25 ml/phút). Như đa số các kháng viêm không steroid khác, đôi khi thuốc làm tăng các transaminase huyết thanh hay các chỉ số chức năng gan khác. Ða số trường hợp, sự gia tăng này nhẹ và thường thoáng qua. Nếu các bất thường này đáng kể hay kéo dài, nên ngưng dùng thuốc và tiến hành những xét nghiệm theo dõi. Không cần giảm liều ở những bệnh nhân xơ gan ổn định trên lâm sàng.Cần theo dõi cẩn thận ở những bệnh nhân thể tạng yếu hay suy nhược, chịu đựng kém các tác dụng phụ của thuốc. Như các kháng viêm không steroid khác, cần thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân lớn tuổi vì họ dễ có tình trạng suy giảm chức năng thận, gan hay tim.Chưa có nghiên cứu đặc hiệu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh những hoạt động đó. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Không nên dùng Meloxicam khi có thai hay cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng.
Lưu ý dùng Thuốc Mobic trong thời kỳ mang thai
Xem diclofenac
Lưu ý dùng thuốc Thuốc Mobic trong thời kỳ cho con bú
Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Xem danh sách thuốc cần lưu ý trong thời kỳ cho con bú
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của Thuốc Mobic
Tiêu hóa: > 1%: khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.0,1-1%: các bất thường thoáng qua của những thông số chức năng gan (ví dụ: tăng transaminase hay bilirubine) ợ hơi, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn hay ồ ạt.< 0,1%: thủng dạ dày, viêm trực tràng. Huyết học: > 1%: thiếu máu.0,1-1%: rối loạn công thức máu gồm rối loạn các loại bạch cầu, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với thuốc có độc tính trên tủy xương, đặc biệt là methotrexate, sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự suy giảm tế bào máu. Da: > 1%: ngứa, phát ban da.0,1-1%: viêm miệng, mề đay.< 0,1%: nhạy cảm với ánh sáng. Hô hấp:< 1%: ở một số người, sau khi dùng aspirine hay các thuốc kháng viêm không steroid khác, kể cả Meloxicam, có thể khởi phát cơn hen cấp. Thần kinh trung ương: > 1%: choáng váng, nhức đầu. 0,1-1%: chóng mặt, ù tai, ngủ gật. Tim mạch: > 1%: phù. 0,1-1%: tăng huyết áp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt. Niệu dục: 0,1-1%: tăng creatinine huyết và/hoặc tăng urê huyết. Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm và phản ứng tăng nhạy cảm bao gồm phản ứng phản vệ. Những rối loạn tại chỗ tiêm:> 1%: sưng tại chỗ tiêm. 0,1-1%: đau tại chỗ tiêm.Các tác dụng phụ khác của Thuốc Mobic
Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Mobic. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Thuốc Mobic không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.
Tương tác Thuốc Mobic với thuốc khác
Không nên phối hợp: - Các thuốc kháng viêm không steroid khác (kể cả salicylate liều cao): dùng nhiều thuốc kháng viêm không steroid cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do tác dụng hiệp đồng. - Thuốc uống chống đông máu, ticlopidine, heparin dùng đường toàn thân, những thuốc tiêu huyết khối: nguy cơ xuất huyết tăng. Cần tăng cường theo dõi tác dụng chống đông máu nếu phải phối hợp. - Lithium: các thuốc kháng viêm không steroid làm tăng lithium huyết. Cần theo dõi nồng độ lithium lúc bắt đầu dùng thuốc, chỉnh liều và khi ngưng Meloxicam. - Methotrexate: cũng như các kháng viêm không steroid khác, Meloxicam làm tăng độc tính trên máu của methotrexate. Trường hợp này nên theo dõi sát công thức máu. - Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai. Thận trọng khi phối hợp: - Thuốc lợi tiểu: dùng chung với các thuốc kháng viêm không steroid có nhiều khả năng đưa đến suy thận cấp ở những bệnh nhân mất nước. Bệnh nhân dùng Meloxicam với thuốc lợi tiểu phải được bù nước đầy đủ và theo dõi chức năng thận trước khi điều trị. - Ciclosporine: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của ciclosporine. Trường hợp cần phối hợp, nên theo dõi chức năng thận. - Thuốc trị cao huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu): điều trị bằng kháng viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch. - Cholestyramine làm tăng đào thải meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hóa. Không thể loại trừ khả năng có thể xảy ra tương tác với các thuốc uống trị tiểu đường. Dùng đồng thời với những thuốc kháng acid, cimetidine, digoxine và furosemide không có ảnh hưởng gì đáng kể về tương tác dược động học với meloxicam. Vì không có thông tin về các tương kỵ có thể có, không được trộn lẫn ống thuốc Meloxicam với những thuốc khác trong cùng một bơm tiêm.
Tương tác Thuốc Mobic với thực phẩm, đồ uống
Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Mobic cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Meloxicam có tính kháng viêm mạnh cho tất cả các loại viêm. Cơ chế chung của những tác dụng trên là do Meloxicam có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandine, chất trung gian gây viêm. Ở cơ thể sống (in vivo), Meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc ở thận. Ðặc tính an toàn cải tiến này do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 so với COX-1. So sánh giữa liều gây loét và liều kháng viêm hữu hiệu trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao hơn các NSAID thông thường khác.
Dược động học
- Hấp thu: Sau khi uống, Meloxicam có sinh khả dụng trung bình là 89%. Nồng độ trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng: sau khi uống 7,5mg và 15mg, nồng độ trung bình trong huyết tương được ghi nhận tương ứng từ 0,4 đến 1mg/l và từ 0,8 đến 2mg/l (Cmin và Cmax ở tình trạng cân bằng). - Phân bố: Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin (99%). - Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hóa mạnh, nhất là bị oxy hóa ở gốc methyl của nhân thiazolyl. - Thải trừ: Tỉ lệ sản phẩm không bị biến đổi được bài tiết chiếm 3% so với liều dùng. Thuốc được bài tiết phân nửa qua nước tiểu và phân nửa qua phân. Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 20 giờ. Tình trạng cân bằng đạt được sau 3-5 ngày. Ðộ thanh thải ở huyết tương trung bình là 8ml/phút và giảm ở người lớn tuổi. Thể tích phân phối thấp, trung bình là 11 lít và dao động từ 30 đến 40% giữa các cá nhân. Thể tích phân phối tăng nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, trường hợp này không nên vượt quá liều 7,5mg/ngày.
Độ ổn định và bảo quản thuốc
Nên bảo quản Thuốc Mobic như thế nào
Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Thông thường các thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nên tham khảo với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.
Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Mobic
Lưu ý không để Thuốc Mobic ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi. Trước khi dùng Thuốc Mobic, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.
Giá bán và nơi bán
Thuốc Mobic giá bao nhiêu?
Giá bán Thuốc Mobic sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Mobic.
Tham khảo giá Thuốc Mobic do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố:
- Giá công bố: 8432 đồng/Viờn
- Giá trúng thầu: đồng/Viờn
Nơi bán Thuốc Mobic
Mua Thuốc Mobic ở đâu? Nếu bạn có giấy phép sử dụng thuốc hiện tại có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Mobic. Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng...Để mua trực tiếp hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Mobic là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Thuốc Mobic. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính tham khảo. Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!
Xem thêm: Tác dụng thuốc